Hệ thống thư mục Linux

Nếu thường xuyên sử dụng Windows chắc bạn cũng đã nắm được cơ bản cấu trúc thư mục của hệ điều hành này
Ví dụ: C:\Program Files chứa các phần mềm mà bạn đã cài, C:\Windows\System32 chứa các file hệ thống…vâng vâng

Tinh ý một tý chúng ta sẽ thấy nó có dạng cấu trúc hình cây (tree) mà khởi điểm là thư mục gốc C:\ và liên tiếp trong nó là các thư mục con của C:\ và các thư mục cháu, chắt, chút, chít… của nó được tạo ra thêm. Các cấp bậc thư mục này phân cách nhau bằng dấu xuyệt phải (tiếng Anh là back slash): \

Với Linux thì cũng tương tự, khởi điểm của nó cũng là một thư mục gốc để các thư mục con khác có cái gốc để mà sinh ra, có điều thư mục gốc này phân cách với các thư mục khác dùng dấu xuyệt trái (tiếng Anh là slash hoặc forward slash): /

Do đó ta rút ra một kết luận, để CHỈ thư mục GỐC của các hệ điều hành chúng ta có thể dùng luôn dấu xuyệt, với Linux dấu xuyệt / đại diện cho thư mục gốc còn Windows là \ (còn C:\ chẳng qua Microsoft cho thêm chữ C là nhãn tên của ổ đĩa C:)

So sánh cây thư mục Windows vs Linux

Vậy thì những thư mục con trong các hệ điều hành sẽ có thể biểu diễn như sau:

Windows:    C:\thumuccha\thumuccon\thumucchau\taptin.txt
Linux:        /thumuccha/thumuccon/thumucchau/taptin.txt

Mình nghĩ chắc lúc đầu Bill thiết kế Windows muốn khác biệt nên mới dùng dấu \ chứ tất cả các hệ điều hành khác đều dùng dấu / cả (MacOS) ^_^

Cây thư mục Linux

Giải thích vai trò của các thư mục trong / của hệ thống Linux nằm dưới bảng sau:

/

Thư mục gốc để chứa tất cả các thư mục khác trong hệ thống

Chỉ user root mới có quyền ghi trong thư mục này.

Cần cẩn thận nhầm lẫn rằng thư mục /root là thư mục home của user root chứ không phải là thư mục /

/bin

Các tập tin thực thi của user

Chứa các tập tin thực thi như kiểu bấm file .exe chạy ngay ứng dụng của Windows

Các lệnh trong hệ thống được lưu ở đây. Ví dụ: ls, nano , grep..

/sbin

Cũng chứa các tập tin thực thi như /bin. Ví dụ: iptables, reboot, fsck..

/etc

Chứa các tập tin cấu hình cần thiết cho tất cả các chương trình.

Chứa các đoạn mã khởi động và tắt các chương trình đơn lẻ.

Ví dụ: /etc/ssh/sshd_config, /etc/my.cnf …

/dev

Chứa các tập tin thiết bị đầu cuối như là USB, ổ cứng… hoặc bất kỳ thiết bị nào gắn vào hệ thống.

Ví dụ: /dev/sda, dev/usbmon2..

/proc

Chứa các thông tin về tiến trình của hệ thống.

Các tập tin tại đây chưa thông tin về các tiến trình đang chạy. Ví dụ: /proc directory chứa thông tin tiến trình với pid bạn chọn.

Đây là các tập tin hệ thống ảo với nội đung tài nguyên hệ thống. Ví dụ: /proc/cpuinfo, /cpu/uptime, …

/var

Chứa các tập tin mà dung lượng lớn dần theo thời gian sử dụng.

Bao gồm: các tập tin ghi chú về hệ thống /var/log, các gói và các tập tin cơ sở dữ liệu /var/lib, thư điện tử /var/mail, hàng đợi in queues /var/spool, các tập tin khóa /var/lock, các tập tin tạm được dùng khi khởi động lại /var/tmp,…

/tmp

Thư mục chứa các tập tin tạm được tạo bởi hệ thống và user.

Các tập tin trong thư mục này bị xóa khi hệ thống khởi động lại.

/usr

Chứa các tập tin thực thi, thư viện, tài liệu và mã nguồn cho các chương trình mức độ thứ hai.

/usr/bin

Chứa các tập tin thực thi cho các chương trình của user. Nếu bạn không thể tìm thấy trong thư mục /bin thì nằm trong /usr/bin. Ví dụ: at, awk, cc, less…

/usr/sbin

Chứa các tập tin thực thi cho quản trị hệ thống. Nếu bạn không thể tìm thấy trong /sbin thì tìm trong /usr/sbin. Ví dụ: cron, sshd, useradd…

/usr/lib

Chứa các tập tin thư viện /usr/bin /usr/sbin

/usr/local

Chứa các chương trình của user mà bạn cài từ mã nguồn. Ví dụ: cài Apache, nó được đưa vào thư muc /usr/local/apache2.

/home

Thư mục của các user

Chứa các tập tin của các user trong hệ thống.

Ví dụ: /home/voduy, /home/admin, …

/boot

Các tập tin của chương trình khởi động máy

Chứa những tập tin liên quan đến chương trình khởi động máy.

Các tập tin vmlinux, grub được lưu trong thư mục /boot

Ví dụ: initrd.img-4.4.6-1-pve, vmlinuz-4.4.6-1-pve..

/lib

Các tập tin thư viện của hệ thống

Chứa các tập tin thư việc để hỗ trợ các tập tin thực thi trong /bin và /sbin

Tên các tập tin này là ld* hoặc lib.so.

Ví dụ: libzpool.so.2.0.0, libhandle.so

/opt

Các ứng dụng tùy chọn hoặc thêm

opt là viết tắt của optional

Chứa các ứng dụng thêm của các hãng khác nhau.

Các ứng dụng thêm nên được cài trong thư mục con của thư mục /opt

/mnt

Thư mục mount

Thư mục mount tạm thời nơi mà người quản trị hệ thống có thể mount các tập tin hệ thống.

/media

Thư mục chứa các mount tạm thời cho các thiết bị tháo lắp.

Ví dụ: /media/cdrom cho CD-ROM, /media/floppy cho ổ đĩa mềm, /media/cdrecorder cho ổ đĩa ghi CD.

/srv

srv là viết tắt của service

Chứa dữ liệu liên quan tới các dịch vụ trên máy chủ.

Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết, hãy bấm chia sẻ lên mạng xã hội để nhớ rằng bạn đã từng nắm được kiến thức do bài viết này cung cấp rồi:
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *