Lệnh Linux: 50 lệnh cơ bản – Phần 4

50 lệnh cơ bản của Linux được mình chia thành các nhóm lệnh sau đây:

  1. Nhóm lệnh cho biết mình là ai và đang ở đâu
  2. Nhóm lệnh tạo dựng thư mục tập tin
  3. Nhóm lệnh quản lý tài nguyên
  4. Nhóm lệnh quản lý mạng
  5. Nhóm lệnh quản lý user
  6. Nhóm lệnh cài phần mềm
  7. Nhóm lệnh tắt máy

Nhóm lệnh quản lý user

Lệnh useradd

Lệnh useradd để thêm user vào hệ thống:

[root@duy ~]# useradd voduy

Ví dụ trên mình add vào thêm user tên voduy, mặc định nó sẽ tự sinh ra thêm group voduy cho user tương ứng. Bạn có thể kiểm tra trong nội dung tập tin passwd để xem danh sách các user và group:

[root@duy ~]# cat /etc/passwd

root:x:0:0:root:/root:/bin/bash
bin:x:1:1:bin:/bin:/sbin/nologin
daemon:x:2:2:daemon:/sbin:/sbin/nologin
adm:x:3:4:adm:/var/adm:/sbin/nologin
lp:x:4:7:lp:/var/spool/lpd:/sbin/nologin
sync:x:5:0:sync:/sbin:/bin/sync
shutdown:x:6:0:shutdown:/sbin:/sbin/shutdown
halt:x:7:0:halt:/sbin:/sbin/halt
mail:x:8:12:mail:/var/spool/mail:/sbin/nologin
nobody:x:99:99:Nobody:/:/sbin/nologin
systemd-network:x:192:192:systemd Network Management:/:/sbin/nologin
sshd:x:74:74:Privilege-separated SSH:/var/empty/sshd:/sbin/nologin
postfix:x:89:89::/var/spool/postfix:/sbin/nologin
ntp:x:38:38::/etc/ntp:/sbin/nologin
vmail:x:5000:5000::/home/vmail:/bin/bash
voduy:x:5009:5009::/home/voduy:/bin/bash

User tên voduy, id là 5009 group id cũng là 5009

voduy:x:5009:5009::/home/voduy:/bin/bash

Lệnh passwd

Lệnh passwd để cấu hình đổi mật khẩu cho user bạn đã tạo:

[root@duy ~]# passwd voduy

Changing password for user voduy.
New password:
Retype new password:
passwd: all authentication tokens updated successfully.

Chú ý bạn nhập mật khẩu mới cho user đó ở 2 trường:

New password:
Retype new password:

Vì Linux bảo mật cho bạn nên bạn sẽ không thấy mật khẩu bạn gõ ra hiện ở đó.

Bây giờ bạn có thể thoải mái login vào bằng user bạn đã tạo với password vừa cấu hình.

Lệnh su

Bạn đang ở user root là user tối cao, giả sử bạn muốn chuyển dịch login user này sang user nhỏ hơn là voduy mới vừa tạo, bạn có thể dùng su voduy:

[root@duy ~]# su voduy
[voduy@duy root]$ cd ~

[voduy@duy ~]$ pwd
/home/voduy
[voduy@duy ~]$ id
uid=5009(voduy) gid=5009(voduy) groups=5009(voduy)

exit để thoát khỏi phiên đăng nhập của user voduy về lại user root

[voduy@duy ~]$ exit

Lệnh userdel

Lệnh userdel dùng để xóa user đã tạo:

[root@duy ~]# userdel voduy

Kiểm tra lại:

[root@duy ~]# cat /etc/passwd

Nhóm lệnh cài phần mềm

Kinh nghiệm để tìm ra tên gói phần mềm bạn cần tìm đó là Google: "Lệnh" + install + "Tên phần mềm"

Ví dụ Google thử: yum install apache , apt install apache… bạn sẽ được dẫn đến các trang có đề cập đúng tên gói của phần mềm.

Lệnh yum

Nếu bạn sử dụng CentOS 5/6/7 hoặc các phiên bản khác của dòng họ Red Hat sản xuất (Red Hat, Fedora,…) bạn sẽ dùng yum để quản lý gói cài đặt phần mềm trên hệ thống.

[root@duy ~]# yum -y install httpd

Như ví dụ trên mình cài phần mềm Apache, trên CentOS nó gọi là gói httpd

Để gỡ bỏ bạn cũng có thể dùng lại yum:

[root@duy ~]# yum -y remove httpd

Lệnh apt

Trên CentOS thì bạn dùng yum còn trên dòng họ Debian, Ubuntu thì bạn dùng apt:

[root@duy ~]# apt -y install postfix

postfix là tên gói của phần mềm Postfix Mail Server.

Nếu cần gỡ bỏ gói bạn cũng dùng apt:

[root@duy ~]# apt -y remove postfix

Nhóm lệnh tắt máy

Lệnh reboot

Lệnh reboot dùng để khởi động lại hệ thống ngay lập tức:

[root@duy ~]# reboot

Chờ một lát hệ thống sẽ khởi động lại để bạn login lại.

Lệnh init

Nếu bạn muốn tắt máy chủ có thể dùng init để chuyển chế độ máy chủ:

[root@duy ~]# init 0

Các tùy chọn khác:

– Run level 0 (init 0): chế độ tắt máy.
– Run level 1 (init 1): chế độ này chỉ sử dụng được 1 người dùng.
– Run level 2 (init 2): chế độ đa người dùng nhưng không có dịch vụ NFS.
– Run level 3 (linit 3): chế độ đa người dùng, có đầy đủ các dịch vụ.
– Run level 4 (linit 4): chưa được sử dụng.
– Run level 5 (linit 5): chế độ đồ họa.
– Run level 6 (linit 6): khởi động lại máy. 

Kết

Tạm thời kết thúc 50 lệnh cơ bản nhất trên Linux yêu cầu đặt ra là bạn cần phải thuộc lòng ít nhất là hết các lệnh này thì mới có thể quản trị được Linux qua dòng lệnh.

Tham khảo thêm các lệnh mở rộng khác ở đây.

Cám ơn bạn đã đọc hết bài viết, hãy bấm chia sẻ lên mạng xã hội để nhớ rằng bạn đã từng nắm được kiến thức do bài viết này cung cấp rồi:
Share

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *